Quy định làm thêm giờ theo Luật Lao động 2024
Quy định về làm thêm giờ là một vấn đề quan trọng trong luật lao động, có tác động lớn đến quyền lợi của người lao động. Hiểu rõ những quy định này giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần tạo nên môi trường làm việc công bằng. Trong bài viết này, hãy cùng dichvuketoan.info.vn tìm hiểu về quy định của pháp luật về thêm giờ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
1. Làm thêm giờ là gì?
Làm thêm giờ là khoảng thời gian người lao động phải làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường của doanh nghiệp và phát sinh theo nhu cầu của công ty.
Ví dụ: Do yêu cầu gấp rút của khách hàng, công ty quyết định tổ chức họp ngoài giờ để bàn về kế hoạch sản xuất; cuộc họp này được coi là “làm thêm giờ”. Trong một tình huống khác, khi nhân viên phát hiện có lỗi trong sản phẩm và cần sửa chữa trước khi giao cho khách hàng, họ ở lại làm việc sau giờ để khắc phục vấn đề; trong trường hợp này, đây không được xem là “làm thêm giờ”.
Xem thêm: Cách tính lương theo giờ theo quy định mới
2. Quy định làm thêm giờ
2.1 Quy định về thời gian làm thêm giờ
2.2.1 Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 ngày
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 107 Luật Lao động 2019 và Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian làm thêm tối đa trong một ngày được quy định như sau:
- Với chế độ làm việc theo ngày, trong ngày làm việc bình thường, số giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc chính. Với tối đa 8 giờ làm việc/ngày, người lao động không được làm thêm quá 4 giờ/ngày.
- Với chế độ làm việc theo tuần, tổng số giờ làm việc (kể cả giờ làm thêm) không quá 12 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc chính là 10 giờ/ngày, chỉ có thể làm thêm tối đa 2 giờ.
- Với chế độ làm việc không trọn thời gian, tổng số giờ làm chính và làm thêm không vượt quá 12 giờ/ngày, theo Điều 32 Bộ luật Lao động 2019.
2.2.2 Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 tháng
Căn cứ khoản 2 Điều 107 Luật Lao động 2019, số giờ làm thêm tối đa trong 01 tháng là 40 giờ/tháng
Lưu ý: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ đến 60 giờ/tháng nếu có sự đồng ý của người lao động.
2.2.3 Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 năm
Theo Điểm c Điều 107 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động chỉ được làm thêm tối đa 200 giờ/năm. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề đặc biệt, thời gian này có thể lên đến 300 giờ/năm, bao gồm:
- Các ngành sản xuất và gia công như dệt may, da giày, điện tử, cùng với chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, và diêm nghiệp.
- Các lĩnh vực cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, và quản lý hệ thống nước.
- Trường hợp cần lao động có chuyên môn cao mà thị trường không đủ cung cấp kịp thời.
- Các tình huống khẩn cấp cần xử lý gấp như theo mùa vụ, thời điểm sản xuất, hoặc các sự cố bất ngờ như thiên tai, cháy nổ, sự cố kỹ thuật, thiếu hụt điện hay nguyên liệu.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể làm thêm từ 200 đến 300 giờ/năm trong các trường hợp:
- Công việc khẩn cấp liên quan đến hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước (không bao gồm các trường hợp tại Điều 108 của Bộ luật Lao động 2019).
- Cung cấp dịch vụ công ích, chăm sóc y tế, giáo dục và đào tạo nghề.
- Doanh nghiệp có thời gian làm việc chính không quá 44 giờ/tuần.
2.2.4 Thời gian làm thêm giờ ban đêm
Hiện tại, Bộ luật Lao động 2019 cùng các văn bản hướng dẫn chỉ đưa ra quy định chung về thời gian làm thêm giờ mà không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm.
Do đó, có thể hiểu rằng thời gian làm thêm giờ vào ban đêm cũng sẽ được áp dụng tương tự như thời gian làm thêm giờ trong ban ngày. Theo quy định, thời gian làm việc vào ban đêm được xác định từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau (theo Điều 106 của Bộ luật Lao động 2019).
2.2.5 Thời gian làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết
Căn cứ khoản 4 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Người lao động có thể làm thêm vào các ngày lễ, tết, tuy nhiên tổng số giờ làm thêm không được vượt quá 12 giờ/ ngày
2.3 Quy định về cách tính tiền lương làm thêm giờ
Hiện tại, cách tính lương làm thêm giờ cho những ca làm việc vào ban đêm, ngày nghỉ và ngày lễ được thực hiện như sau:
2.3.1 Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào các ngày nghỉ, lễ
Đối với người lao động hưởng theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x Mức 150%, 200%, 300% x Số giờ làm thêm.
Đối với người lao động hưởng theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm x Mức 150%, 200%, 300% x Số sản phẩm làm thêm.
Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thi được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần
2.3.2 Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Đối với người lao động hưởng theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = Tiền lương giờ bình thường x Mức 150%, 200%, 300% + Tiền lương giờ bình thường x Ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ ban ngày x Số giờ làm thêm ban đêm.
Đối với người lao động hưởng theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = Đơn giá sản phẩm ngày thường x Mức 150%, 200%, 300% + Đơn giá sản phẩm ngày thường x Ít nhất 30% + 20% x Đơn giá sản phẩm ban ngày x Số sản phẩm làm thêm ban đêm.
Theo quy định tại khoản 3 ĐIều 95 Luật Lao động 2019 vào mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)
Xem thêm: Quy định mới về cách tính lương ca đêm 12 tiếng
3. Các trường hợp doanh nghiệp không được yêu cầu người lao động làm thêm giờ
Theo quy định tại Luật Lao động 2019, có 4 trường hợp mà doanh nghiệp không được phép yêu cầu người lao động làm thêm giờ, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hoặc hải đảo.
- Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ khi có sự đồng ý của họ.
- Trẻ em dưới 15 tuổi, trong khi người từ 15 đến dưới 18 tuổi chỉ được làm thêm giờ trong một số ngành nghề được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Người khuyết tật với mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, cũng như người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, không được yêu cầu làm thêm giờ, trừ khi có sự đồng ý của chính họ.
4. Các câu hỏi thường gặp về quy định làm thêm giờ
4.1 Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không?
Người sử dụng lao động không được phép yêu cầu người lao động là người khuyết tật nhẹ có khả năng lao động suy giảm từ 51% trở lên, cũng như người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc trong môi trường công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người lao động đã được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và đồng ý với việc làm thêm giờ, thì có thể xem xét trường hợp đó.
4.2 Lao động trẻ em có được làm thêm giờ không?
Theo Điều 146 của Bộ Luật Lao động 2019, quy định về thời gian làm việc cho người chưa thành niên được quy định như sau:
- Đối với những người dưới 15 tuổi, thời gian làm việc không được vượt quá 4 giờ mỗi ngày và 20 giờ mỗi tuần. Họ không được phép làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm.
- Đối với người lao động từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi, thời gian làm việc tối đa là 8 giờ mỗi ngày và 40 giờ mỗi tuần. Nhóm lao động này có thể được phép làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong một số ngành nghề nhất định, theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Do đó, lao động dưới 15 tuổi hoàn toàn không được làm thêm giờ, trong khi lao động từ 15 đến dưới 18 tuổi có thể làm thêm giờ trong các lĩnh vực được quy định.
4.3 Nếu công ty ép người lao động làm thêm giờ khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo Điều 18 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu một công ty buộc người lao động phải làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của họ người sử dụng lao động sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Hình phạt này áp dụng cho việc huy động lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng thuận, trừ những trường hợp cụ thể đã được quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, dichvuketoan.info.vn đã điểm qua về quy định về làm thêm giờ. Đây không chỉ là những quy định rõ ràng không chỉ giúp người lao động nhận được thù lao xứng đáng cho thời gian làm việc thêm mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc gì về quy định về làm thêm giờ, hãy liên hệ với dichvuketoan.info.vn qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ
Dịch Vụ Kế Toán Trực Tuyến & Thành Lập Doanh Nghiệp Uy Tín – dichvuketoan.info.vn
Bạn đang tìm kiếm một dịch vụ kế toán trực tuyến chuyên nghiệp hay cần hỗ trợ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí? Hãy để Công ty TNHH Kiểm toán Kế toán Thuế Việt Nam đồng hành cùng bạn!
Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tuân thủ pháp luật một cách dễ dàng.
📞 Hotline tư vấn miễn phí: 0946 724 666
🌐 Website: dichvuketoan.info.vn
1. Dịch Vụ Kế Toán Trực Tuyến – Giải Pháp Tiết Kiệm, Hiệu Quả
Tại sao doanh nghiệp cần dịch vụ kế toán trực tuyến?
✅ Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ, giúp giảm gánh nặng chi phí lương, bảo hiểm.
✅ Đảm bảo chính xác, đúng pháp luật: Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn cập nhật chính sách thuế mới nhất.
✅ Tiện lợi & nhanh chóng: Hỗ trợ trực tuyến 24/7, giúp bạn giải quyết vấn đề kế toán mọi lúc, mọi nơi.
✅ Bảo mật tuyệt đối: Hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu kế toán an toàn, bảo vệ thông tin doanh nghiệp.
Dịch vụ kế toán trực tuyến của chúng tôi bao gồm:
🔹 Lập và nộp báo cáo thuế (hàng tháng, quý, năm).
🔹 Tư vấn và thực hiện quyết toán thuế.
🔹 Hỗ trợ làm sổ sách kế toán, cân đối chi phí hợp lý.
🔹 Kiểm tra và tối ưu hóa báo cáo tài chính.
🔹 Giải quyết các vấn đề về hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
💡 Chỉ cần gửi hồ sơ online, đội ngũ kế toán viên sẽ xử lý nhanh chóng, chính xác!
2. Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp – Nhanh Gọn, Hợp Pháp
Lý do nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi?
🚀 Thủ tục nhanh chóng: Hoàn tất giấy phép kinh doanh chỉ trong 3 – 5 ngày làm việc.
📌 Hỗ trợ trọn gói: Tư vấn mô hình doanh nghiệp, đăng ký MST, khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng.
💼 Chi phí hợp lý: Không phát sinh thêm chi phí, cam kết minh bạch rõ ràng.
🔒 Hỗ trợ pháp lý & thuế sau khi thành lập: Hướng dẫn thủ tục khai thuế ban đầu, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
✔️ Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh).
✔️ Soạn hồ sơ & đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
✔️ Khắc dấu tròn công ty & dấu chức danh.
✔️ Mở tài khoản ngân hàng & đăng ký chữ ký số.
✔️ Tư vấn kê khai thuế ban đầu & đăng ký hóa đơn điện tử.
👉 Chỉ từ 1.500.000 VNĐ, bạn đã sở hữu ngay một doanh nghiệp hợp pháp, sẵn sàng hoạt động!
3. Tại Sao Nên Chọn dichvuketoan.info.vn?
💯 Kinh nghiệm 18+ năm trong ngành kế toán, thuế và thành lập doanh nghiệp.
📌 Hơn 10.000+ khách hàng tin tưởng, từ cá nhân, hộ kinh doanh đến doanh nghiệp lớn.
🛡️ Cam kết đúng hạn, đúng luật, không lo bị phạt thuế do sai sót.
💲 Chi phí minh bạch, không phát sinh thêm.
⏳ Hỗ trợ nhanh chóng, chỉ cần liên hệ qua điện thoại hoặc website.
📞 Liên hệ ngay: 0946 724 666
🌐 Truy cập website: dichvuketoan.info.vn
⚡ Nhanh chóng – Tiện lợi – Hiệu quả – Tiết kiệm!
Hãy để chúng tôi giúp bạn khởi đầu kinh doanh thuận lợi & quản lý tài chính an toàn!
[